Sau đây là những kiến thức, thông tin về chủ đề ước lệ tượng trưng là gì do anvuongvillla.com.vn biên soạn. Bạn cùng tham khảo.

Nghệ thuật ước lệ tượng trưng là gì
Nghệ thuật ước lượng tượng trưng là sử dụng những quy ước trong nghệ thuật. Dùng những hình ảnh thiên nhiên như “trăng”, ” Hoa”, ” Ngọc”, ” Tuyết”,… để nói về vẻ đẹp của một con người.
Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả trực tiếp, tỉ mỉ.

- Xem thêm : Chơi chữ tiếng anh là gì ? Câu Cap , Thả thính Chơi chữ Bằng tiếng anh
Thế nào là ước lệ tượng trưng
- Ước lệ là gì: Là biện pháp sử dụng hình ảnh có tính chất quy ước, khuôn mẫu có sẵn thường được dùng trong văn chương cổ.
- Tượng trưng là gì: Là lấy một hình ảnh nào cụ thể nào đó như cây cỏ, chim muông để diễn đạt cái trừu tượng trong câu thơ, câu văn.
- Ước lệ tượng trưng là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Chính là sử dụng một hình ảnh thiên nhiên để miêu tả con người.

Ước lệ tượng trưng có phải biện pháp tu từ không
- Ước lệ tượng trưng là một biện pháp tu từ, đây là một biện pháp khác của ẩn dụ, hoán dụ. Biện pháp này được dùng khá nhiều trong một văn bản nên trở thành phổ biến và quen thuộc.
- Ước lệ tượng trưng có tác dụng gợi nhiều hơn tả.

Ví dụ Ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại
Đây là một vài ví dụ ước lệ tượng trưng trong văn học phổ biến như Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Cảnh ngày xuân.
Ước lệ tượng trưng trong chuyện người con gái Nam Xương
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ nói về số phận của người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ và sự đồng cảm của tác giả.
Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết na. Trương Sinh là một kẻ thất học, rất đa nghi đây cũng là mầm móng mâu thuẫn của cuộc tình Vũ Nương – Trương Sinh.
Chiến tranh nổ ra, Trương Sinh bị bắt đi lính, để lại mẹ già, để lại cho Vũ Nương một người con trai, vì thương nhớ chồng nên nàng chỉ chiếc bóng trên tường và nói với con đó là cha.

Sau ba năm, Trương Sinh trở về, nghi ngờ vợ mình thất tiết và đuổi đánh vợ, khiến nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Một thời gian sau, Trương Sinh phát hiện ra sự thật, muốn vợ quay trở về nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Cả câu chuyện như một vở kịch đau thương nói về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tủi nhục, đau khổ.
Tác phẩm của Nguyễn Dữ sử dụng những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Từ đó mà nhìn được sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận của người phụ nữ xưa, dù mang những phẩm chất tốt đẹp nhưng cũng không được lựa chọn hạnh phúc cho cuộc đời mình.
Ước lệ tượng trưng trong chị em Thúy Kiều
Trong Chị em Thuý Kiều tác giả vận dụng thành công thủ pháp ước lệ tượng trưng qua việc lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm quy chuẩn để so sánh với vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung.
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân bằng các hình ảnh chọn lọc từ ngữ tiêu biểu như khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết để nói vẻ đẹp Thúy Vân.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoang trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, sử dụng sông mùa thu, núi mùa xuân, hoa, liễu để nói về vẻ đẹp Thúy Kiều.
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nết xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một mai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
Đoạn trích Chị em Thuý Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất đẹp nhất trong Thuý Kiều, ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc, nét vẽ hàm súc gợi cảm, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá để dựng lên bức chân dung hai chị em Thuý Kiều
Bút pháp ước lệ tượng trưng trong cảnh ngày xuân
4 câu thơ đầu miêu tả khung cảnh ngày xuân, miêu tả khái quát vẻ đẹp mùa xuân tươi đẹp với hình ảnh én chao lượm trên bầu trời thanh bình tràn ngập ánh sáng xuân tươi tắn trong sáng.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Cảnh vật đơn giản với cỏ xanh, hoa trắng nhưng hiện lên không gian khoáng đạt, rộng lớn, tươi đẹp. Sử dụng hình ảnh hoa lê gợi lên sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết kết tinh của đất trời được điểm xuyết trong không gian.
6 câu thơ cuối bức tranh thiên nhiên mang tâm hồn con người. Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình tả cảnh gắn với tình, cảnh và tình tương hợp.
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Nắng hoàng hôn, dòng suối nhỏ, dịp cầu bắc ngang dường như màu tâm trạng của con người. Không gian buổi chiều tà quen thuộc trong văn học khiến con người chìm trong cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Các từ láy thanh thanh, tà tà, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng con người. Từ nao nao gợi lên nét buồn khó hiểu. Hai chữ thẩn thơ có sức gợi lớn, chị em Kiều bần thần, tiếc nuối, buồn bã khi ra về.

Trên là tổng hợp những ví dụ về bút pháp ước lượng tượng trưng trong những truyện nỗi tiếng trong văn học. Với những thông tin và kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ước lệ tượng trưng là gì?
Truyện Kiều – thủ pháp nghệ thuật trong truyện
Xem thêm