Kinh Doanh

Lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Hiện tượng lạm phát có tác động không nhỏ tới nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ khái niệm lạm phát là gì? Có những hình thức lạm phát nào? Khi nào xảy ra tình trạng lạm phát? Thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.   

Lạm phát là gì?     

Lạm phát là gì? Đó là sự gia tăng về giá của dịch vụ, hàng hóa diễn ra thường xuyên trong một khoảng thời gian. Hiện tượng lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền hơn so với thời gian trước đó. Có thể thấy lạm phát phản ánh một cách cụ thể về sức mua của đồng tiền. Khi giá tăng, nhưng vẫn giá trị đó của đông tiền thì bạn sẽ mua được số lượng hàng hóa ít hơn.    

Nếu so sánh nền kinh tế giữa các quốc gia thì, lạm phát có nghĩa là giá trị của đồng tiền tại nước này giảm hơn so với các quốc gia khác. Lạm phát được tính theo % và gồm 3 cấp độ như sau:     

– Lạm phát tự nhiên: Có mức dao động từ 0 tới 10%  

– Mức lạm phát phi mã: Từ 10% – 1000%   

– Siêu lạm phát: Cao hơn 1000%   

Thực tế thì, mỗi quốc gia đảm bảo dưới 5% sẽ đạt được mức phát triển bình thường. Một số khái niệm có liên quan tới lạm phát trong kinh tế gồm: Siêu lạm phát, thiểu phát, giảm phát, tình trạng lạm phát và tái lạm phát.  

Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?  

Lạm phát xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chi phí đẩy và do cầu kéo. Vì vậy, nếu cân đối được các khoản thu chi sẽ tránh khỏi tình trạng lạm phát. Dưới đây là một số tác nhân gây nên tình trạng lạm phát:

– Lạm phát do cầu kéo: Khi một mặt hàng hóa gia tăng, khiến giá cả cũng tăng theo. Điều đó kéo theo thêm những loại mặt hàng khác tăng giá phi mã và thêm nhiều mặt hàng tăng giá. Hiện tượng lạm phát do nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng, thì được gọi là lạm phát do cầu kéo. 

Chẳng hạn như: Khi giá xăng dầu tăng cao sẽ khiến giá cước xe khách, taxi hoặc dịch vụ vận chuyển hàng hóa cũng gia tăng nhanh chóng. 

– Lạm phát do chi phí đẩy: Bao gồm chi phí bảo hiểm, thuế, máy móc, nguyên liệu vào, bảo hiểm… Nếu như một trong những chi phí trên tăng sẽ khiến cho các khoản chi phí khác tăng theo. Điều đó sẽ khiến cho giá thành của sản phẩm tăng để đảm bảo lợi nhuận.   

– Lạm phát do cơ cấu: Khi một số ngành hàng hóa kinh doanh tốt, khiến giá tiền công lao động tăng. Nhưng cũng có số ngành kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, dựa theo những xu hướng đó các doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá tiền công cho người lao động. Vì kinh doanh không có hiệu quả, nên đã tăng tiền công. Mục đích tăng giá này để đảm bảo nguồn lợi nhuận, cũng như trường hợp lạm phát phát sinh. 

– Lạm phát do cầu thay đổi: Nguyên nhân gây lạm phát tiếp theo là do cầu thay đổi. Thị trường giảm nhu cầu hàng hóa, dẫn tới lượng cầu tăng cao. Trong trường hợp thị trường có người cung cấp về giá cứng nhắc, tăng nhưng không giảm. Khi mặt hàng có lượng cầu tăng giá, khiến cho mức giá chung tăng gây nên tình trạng lạm phát. 

– Do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng khiến tổng cầu tăng cao hơn nguồn cung. Sản phẩm được phục vụ nhu cầu xuất khẩu giảm, dẫn tới cung trong nước thấp hơn cầu. Tổng cung và tổng cầu không cân bằng sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. 

– Lạm phát do nhập khẩu: Giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, đồng nghĩa với giá tăng lên. Giá nhập khẩu tăng sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. 

– Do lạm phát tiền tệ: Lượng cung tiền được lưu hành hoặc do ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước, khiến lượng tiền tăng. Từ đó hình thành nên tình trạng lạm phát.  

Làm thế nào để kiểm soát tình trạng lạm phát? 

Để kiểm soát tình trạng lạm phát, có nhiều cách khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất phải kể tới: 

– Cần giảm số lượng tiền giấy đang lưu thông, từ đó giảm số lượng dưa thừa bằng cách tăng lãi suất tiền gửi hoặc phát hành trái phiếu, giảm sức ép về giá cả hàng hóa.

– Thực hiện những chính sách về tài chính như: Cân đối về nguồn ngân sách nhà nước, cắt giảm chi tiêu hoặc cân đối nguồn ngân sách Nhà nước. 

– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng, giúp cân đối lượng tiền đang lưu thông: Giảm thuế quan, tăng các biện pháp hàng hóa và tự do các hoạt động mậu dịch. 

Ngoài ra, để kiểm soát lạm phát có thể tiến hành cải cách tiền tệ, vay viện trợ tại nước ngoài… 

Hy vọng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi lạm phát là gì và hiện tượng làm phát xảy ra khi nào. Qua đó sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc tìm hiểu về hiện tượng lạm phát một cách cụ thể. 

Xavier Diaz

Trong thế giới đầy tri thức và sự phát triển không ngừng, tôi, Xavier Diaz, mong muốn được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chia sẻ kiến thức và sáng tạo nội dung, tôi tự hào là một người luôn đam mê học hỏi và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Được sinh ra tại Washington, Hoa Kỳ, tôi đã trải qua nhiều thử thách và trưởng thành nhờ vào sự học hỏi và trau dồi bản thân. Tôi tin rằng mỗi người đều có tiềm năng để phát triển và vươn tới những mục tiêu lớn lao, chỉ cần họ có đam mê, sự kiên trì và khát khao học hỏi. Đó cũng chính là tinh thần mà tôi mong muốn lan tỏa cho mọi người, bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình một cách sáng tạo và đầy tính nhân văn. Với niềm đam mê văn học và thơ ca, tôi mong muốn truyền cảm hứng và khơi gợi những cảm xúc tinh tế nhất từ những tác phẩm của mình. Cùng tôi khám phá và truyền đạt những giá trị đích thực của cuộc sống, đồng hành và học hỏi từ những người xung quanh để chúng ta cùng vươn tới những giá trị cao đẹp nhất trong cuộc sống này.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button