Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
You are viewing this post: Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo để viết bài văn nghị luận xã hội hay và sáng tạo nhất. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về giá trị của bản thân. Hãy cùng tham khảo với An Vượng Villa nhé !

I. Ăn chơi đùa đòi là gì?
II. Sơ đồ tư duy nghị luận về thói ăn chơi đua đòi
Hướng dẫn sơ đồ tư duy nghị luận về thói ăn chơi đua đòi đầy đủ chi tiết hãy cùng tham khảo để có một bài làm thạt tốt nhé :

III. Dàn bài chi tiết trình bày suy nghĩ của em về thói ăn chơi đua đòi
Hướng dẫn dàn bài chi tiết trình bày suy nghĩ của em về thói ăn chơi đua đòi đầy đủ giúp bạn có thể làm bài và hiểu bài hơn :

A. Mở bài:
- Giới thiệu về thói ăn chơi đua đòi: Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ và những việc đua đòi thời trang hàng hiệu. học sinh đua đòi tất cả mọi thứ, chỉ cần một ai có là nhiều bạn sẽ có. Để hiểu rõ về hiện tượng này chúng ta cùng đi tìm hiểu.
B. Thân bài:
1. Giải thích đua đòi là gì ?
- Sống xa đọa, xa hoa và xài những thứ xa xỉ.
- Mua sắm phung phí
- Chơi bời không lo học hành, bỏ học
- Xài những thứ không hợp với bản thân mình
- Thấy người khác có gì mình cũng có cho bằng được
- Luôn đua theo dù ba mẹ không có.
- Nguyên nhân của thói ăn chơi đua đòi
2. Biểu hiện của thói ăn chơi đua đòi:
- Học đòi người nổi tiếng ăn mệt sexy, hàng hiệu
- Tập tành ăn chơi đi bar, đi bia rượu
- Ăn mặc phong phanh ra đường
- Quần áo ngắn cũn cỡn
- Tập tành trang điểm, son phấn.
- Học đòi hàng hiệu, xe xịn.
3. Hậu quả của việc ăn chơi đua đòi :
- Không hợp với lứa tuổi, mọi người xa lánh cười chê
- Xã hội không ổn định
- Mất cân bằng xã hội
- Phí thời gian, tiền của
- Bị người khác coi là dị thường
- Ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống.
==>> Suy nghĩ về thói ăn chơi đua đòi
4. Biện pháp phòng tránh thói ăn chơi đua đòi:
- Bản thân có trách nhiệm hiểu những gì hợp với mình
- Gia đình và nhà trường quan tâm đến học sinh.
C. Kết bài:
- Đây là một thói xấu.
- Chúng ta nên làm gì để tránh thói hư này.
IV. Tổng hợp những bài văn nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay. Dưới đây là bài hướng dẫn làm bài hay nhất mới nhất được tuyển chọn:

Bài văn nghị luận về thói ăn chơi đua đòi
Ăn chơi đua đòi là lối sống xa hoa, phung phí chạy theo thời đại, theo xu thế, theo những cái mới mẻ của xã hội. Người ăn chơi đua đòi không có lập trường riêng của bản thân mà chỉ luôn chạy theo, bắt chước xu hướng, phong cách của người khác.
Biểu hiện của sự ăn chơi đua đòi là ngay cả khi kinh tế gia đình không cho phép nhưng họ vẫn chơi bời, mua sắm quần áo, giày dép hàng hiệu. Thích vào những hàng, quán đắt tiền để thể hiện bản thân với bạn bè. Thích đua đòi, bạn bè có gì mình cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”. Một số học sinh còn học đòi người nổi tiếng ăn mặc sexy ra đường, trang điểm “mắt xanh môi đỏ” khi đi học, họ nghĩ như vậy là nổi bật, là phong cách hơn người.

Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.
Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…
Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại, vòi vĩnh, lừa lọc, ăn cắp số tiền mà bố mẹ dành dụm để nuôi họ ăn học.
Nguyên nhân của việc này là do ở độ tuổi đó các bạn trẻ thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình nhưng họ hiểu sai cách để thể hiện bản thân nên đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ cho nên các bạn trẻ không được quản lí đã lêu lổng với lũ bạn xấu và nhiễm thói xấu.
Thói đua đòi ảnh hưởng rất lớn đến học tập và cuộc sống của các thế hệ trẻ. Họ mải mê chơi bời, ganh đua với người khác mà quên đi học tập, thường xuyên trốn học, bỏ học. Họ vì ăn chơi mà vay nặng lãi để rồi mang về cho bố mẹ một số nợ khổng lồ khó có thể trả. Thiếu tiền, họ bắt đầu đi cướp giật, trộm cắp,…
Đất nước ta đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mọi thứ đều hiện đại, đều hội nhập. Con người ngày càng có nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi nhau hơn. Bên cạnh những điều tốt đẹp tiếp thu, thì là những điều không hay, nhất là giới trẻ vì muốn mình được như người ta mà đua đòi, không cần biết đến hậu quả.
Thói đua đòi là lối sống phung phí, dùng tiền của vào mục đích ăn diện và chơi bời để theo kịp thời thế và không thua kém ai. Đó là cách sống a dua, thiếu lập trường, bắt chước trong việc phô trương về hình thức. Chỉ thích theo kiểu này kiểu kia, chạy theo những cái mới mẻ, thích thay đổi bản thân đến mức chẳng giống ai. Hay những người muốn bản thân nổi trội hơn người bằng vẻ ngoài bóng loáng hay quái dị.
Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.
Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.
Viết bài văn nói lên suy nghĩ của em về thói ăn chơi đua đòi
Sành điệu là người am hiểu sâu sắc một hay một số lĩnh vực nào đó, có kinh nghiệm và biết thưởng thức, đánh giá giá trị của sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực mà họ quan tâm, hiểu biết… (chơi nhạc sành điệu, chơi tem sành điệu, chơi đồ cổ sành điệu, chơi cây cảnh sành điệu, trang phục sành điệu, nói tiếng Anh sành điệu…). Vậy, cách sống “sành điệu” mang ý nghĩa tích cực này là một cuộc sống tốt đẹp, đáng ca ngợi, biểu dương vì nó hướng đến cái đẹp, cái hài hòa, thanh lịch trong cuộc sống, khẳng định tài năng, sự thành đạt của con người…Quan niệm “Thanh niên, học sinh biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường…thế mới là cuộc sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời nay” là quan niệm sai lầm. Từ “sành điệu” này hiểu theo cách nghĩ lệch lạc, nó đồng nghĩa với việc ăn chơi, đua đòi, lãng phí, chạy theo những giá trị ảo … trong cuộc sống hiện đại.

Biểu hiện của thói ăn chơi đua đòi rất đa dạng. Đó có thể là đua nhau mặc “mốt” áo mới ra năm nay, mặc dù nhìn rất lố bịch. Đó là thích xài đồ hiệu, đồng đồ hiệu, quần áo hiệu, giày hiệu, túi xách hiệu… rồi khoe khoang. Đó là đua nhau hút thuốc lá cho thật “ngầu”, rồi thở một màn khói thuốc thật “nghệ thuật”. Đó là đua nhau xăm trổ, đua nhau uống rượu Tây, đua nhau nói ngôn ngữ “teen”, đua nhau khoe điện thoại thời thượng…. Ví dụ, thời gian qua có “mốt” dùng smartphone đẳng cấp toàn cầu. Khi điện thoại Iphone 7 vừa ra mắt, giới trẻ ỷ lại giàu có, nhiều tiền đua nhau mua dù giá trị của nó rất lớn. Hay như “mốt” đội tóc giả. Nhiều bạn trẻ tự ti về mái tóc của mình nên học nhau mua tóc giả về đùng. Một thói ăn chơi đua đòi còn đáng phê phán hơn nữa là hút shisha. Phì phèo điếu shisha rồi thả hồn theo làn khói trắng thật phiêu, sau đó đắm chìm vào thế giới ảo tưởng trở thành tệ nạn, trong đó đa phần là học sinh sử dụng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giới trẻ mặc vào thói ăn chơi đua đòi. Xét ở mặt khách quan, là do cám dỗ. Như đã nói từ đầu, trong con người tồn tại mặt ác quỷ dễ dàng bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Nhất là học sinh, những đứa trẻ không còn bé nhưng chưa trưởng thành, luôn tò mò và muốn khẳng định bản thân. Ngoài ra, sự nền giáo dục Việt Nam có lẽ chưa sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Và chính phụ huynh học sinh cúng là những người chịu trách nhiệm khi không quan tâm, uốn nắn, dạy dỗ con cái đúng mức. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là ở bản thân mỗi người. Giới trẻ ngày nay quá tự tin vào vật chất bản thân mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập và rèn luyện. Vì sự tự tin thái quá đó mà dễ chơi với những người bạn xấu, rồi rơi vào các tệ nạn khác từ lúc nào không hay!
Và hậu quả mà thói ăn chơi đua đòi này để lại là không hề nhỏ. Có những gia đình dung túng cho con em của mình để đến khi phát hiện ra chúng không lo học hành, nghiện ma túy, HIV thì lúc đó đã quá muộn màng. Thanh danh gia đình bị hủy hoại, thậm chí mạng sống cũng thể giữ được đến lúc đó hối hận thì cũng đã quá muộn màng. Những hậu quả mà thói ăn chơi đua đòi để lại không chỉ là vấn đề đạo đức, văn hóa mà còn là cả vấn đề về tính mạng của con người.
Chúng ta có quyền được ăn ngon mặc đẹp nhưng nó phải phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình xã hội và ở mức độ cho phép. Ai cũng muốn mình trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người nhưng nếu như thể hiện quá thì nó cũng sẽ trở nên lố và trở thành một tệ nạn. Thay vì sống bất chấp ăn chơi đua đòi chúng ta không sống giản dị, bình lặng như mọi người. Nhất là các bạn học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì các bạn nên tập trung vào việc học, ăn chơi đua đòi chỉ làm cho chúng ta xao nhãng việc học mà thôi, nó không giúp ích gì cho chúng ta sau này hết. Hôm nay bạn có áo mới, có điện thoại đắt tiền nhưng không có nghĩa là bạn có được tất cả giá trị của con người không nằm ở hình thức bên ngoài mà nó nằm ở giá trị bên trong tâm hồn của chúng ta.
Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng hoàn toàn sai trái, ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức và hành vi của lớp trẻ, mang đến tư tưởng sống bất chấp, sống hưởng thụ, lười lao động, lười học tập rèn luyện, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân,… Đương nhiên, không ai có quyền cấm các bạn trang hoàng cho bản thân nếu bạn có điều kiện, nhưng chỉ vì cái mẽ bên ngoài mà sẵn sàng vi phạm pháp luật thì đó lại trở thành một loại tội phạm. Xã hội không cấm bạn ăn ngon mặc đẹp, nhưng hãy ăn ngon mặc đẹp bằng chính đồng tiền mà các bạn làm ra, khi ấy, các bạn sẽ biết quý trọng đồng tiền, hiểu được mồ hôi công sức của bậc phụ huynh không phải để chơi bời phung phí.
Không thể đánh giá một con người qua việc họ mặc gì, ăn gì, chơi gì. Thói ăn chơi, đua đòi không những không khiến các bạn học sinh trở nên hoàn hảo, sành điệu hơn mà chỉ khiến hình ảnh cá nhân vừa vấp phải sự phản đối của dư luận, vừa là “con sâu bỏ rầu nồi canh” cho những bạn trẻ sống, lao động và làm việc chân chính. Nhà trường và gia đình cần có định hướng uốn nắn tư tưởng và hành vi của các bạn học sinh thật sớm, ngăn chặn mầm mống thói ăn chơi sa đọa. Quan trọng nhất vẫn là bản thân các bạn muốn lựa chọn mình sẽ trở thành người thế nào.
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra thì nhà trường cần xây dựng các tiết học ngoại khóa về việc tiết kiệm, tổ chức các buổi hoạt động tập thể giao lưu cho các em học sinh gần nhau hơn. Gia đình dành thời gian hỏi han, quan tâm, chăm sóc con mình tranh việc chúng nghĩ lung tung. Cho giới trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và cha mẹ họ phải vất vả như thế nào, có rất nhiều người cần sự tiền đó. Đua đòi là một lối sống có hại. Là học sinh cần ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện đức tính chịu khó học hành, sống có ước mơ, không sa ngã vào những cám dỗ của cuộc đời để đánh mất đi hạnh phúc của tương lai. Ngoài ra, ta cần phải thức tỉnh những con người đang sống đua đòi để họ thấy được cái sai và sớm sửa đổi, không nên chỉ biết chê trách.
Bài văn nghị luận xã hội về thói ăn chơi đua đòi
Người sành sỏi là người hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm về một hoặc một số lĩnh vực cụ thể, biết thưởng thức và đánh giá đúng giá trị của các sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực mình quan tâm. , cây cảnh sành điệu, quần áo sành điệu, tiếng Anh sành điệu … ). Vì vậy, lối sống “tinh” mang ý nghĩa tích cực này là một lối sống tốt đẹp đáng được biểu dương và ca ngợi, bởi nó hướng tới cái đẹp, sự hài hòa và thanh lịch trong cuộc sống, khẳng định sự thành đạt của tài năng và con người. Tôi biết nhuộm tóc, tôi hút thuốc, uống rượu, đi hát vũ trường … Đó là một quan niệm sai lầm đang là lối sống ‘tinh anh’ của giới trẻ hiện nay. . Từ “tinh” này được hiểu một cách lệch lạc, có nghĩa là ăn chơi, đua đòi, lãng phí và chạy theo những giá trị ảo trong cuộc sống hiện đại.
Lối sống tinh tế tiêu cực này được thể hiện ở việc giới trẻ nhuộm tóc, hút thuốc, uống rượu, đi vũ trường, dùng hàng hiệu, dùng hàng hiệu, đồ đắt tiền và đi chơi ở nhiều nơi khác nhau. Nơi xa hoa, sống thử… lối sống không lành mạnh, phù phiếm không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước… Bởi tuổi trẻ luôn thích cái mới và muốn quyết đoán. Họ tự định hình bản thân, muốn được người khác chú ý, tạo phong cách riêng trong khi sống khác người, nhưng lại sống “sành điệu” theo nghĩa tiêu cực là chỉ chú trọng biểu hiện bên ngoài. Lý do thứ hai là một ‘đẳng cấp’ đánh giá con người, và nó xuất phát từ quan niệm ‘gội đầu, hút thuốc, uống rượu và đi vũ trường’. Cuối cùng, quan niệm này dựa trên bộ phim, lối sống thực dụng của giới trẻ phương Tây và sự buông lỏng quản lý giáo dục từ phía gia đình.

Lối sống sai lầm gắn với quan niệm thiển cận và tiêu cực này sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Nó sẽ khiến giới trẻ lãng phí thời gian, tiền bạc và sức khỏe để ăn chơi, đua đòi, mua sắm mà không biết trân trọng giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó, tôi hình thành thói quen lãng phí việc học hành, chăm chỉ của bố mẹ, ỷ lại chỉ biết hưởng thụ. Chạy theo lối sống thực dụng, ham mê những giá trị ảo và chỉ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, giới trẻ dần đánh mất bản lĩnh của mình. Dối trá, nợ nần, lâm vào tình huống dở khóc dở cười. các vấn đề xã hội…
Để giải quyết tình trạng này, cần phải có quy định chặt chẽ về độ tuổi thanh niên được hút thuốc, uống rượu và vào vũ trường. Gia đình và nhà trường cũng cần chú trọng giáo dục học sinh những giá trị tinh thần cao quý, hướng đến những môi trường vui chơi lành mạnh. Nhưng trên hết, bản thân các bạn trẻ cần có ý thức và biết cách xác định một lối sống “tinh”, mang ý nghĩa tích cực. bị chỉ trích và xa lánh bằng những cách thể hiện bản thân không phù hợp; Đừng để bị lung lay bởi những lời chỉ trích ngược …
Có muôn vàn cách lành mạnh để chứng tỏ mình sành điệu chứ không phải kiểu xoắn xuýt như “Thanh niên, sinh viên ngày nay phải nhuộm tóc, hút thuốc, nhậu nhẹt, đi vũ trường …” Các bạn trẻ cần hiểu rằng sành điệu không chỉ ở vẻ bề ngoài, đó là giá trị sâu sắc và bền vững. Nó cũng là thước đo giá trị thực sự, tài năng và sự thành công của một người. Biết xác định và tuân theo những giá trị tinh thần và xu hướng thẩm mỹ cao đẹp mới là phong cách chân chính.
Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thói đua đòi của giới trẻ hiện nay
Viết đoạn văn 200 chữ về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân, mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề xã hội. Nó dẫn đến sự phân biệt gia tăng giữa các tầng lớp trong xã hội, làm tăng sự ganh đua và thù địch. Ngoài ra, thói quen này cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý, đặc biệt là với những người trẻ thích uống rượu, hút thuốc và dùng các loại ma túy.
Tuy nhiên, không phải tất cả các người trẻ đều có thói quen này. Một số người trẻ đang thực hiện việc tiết kiệm và đầu tư cho tương lai của mình. Họ đánh giá cao những giá trị thực sự của cuộc sống và không cho phép thói ăn chơi đua đòi làm ảnh hưởng đến định hướng của mình.
Để giảm thiểu tác hại của thói quen ăn chơi đua đòi, chúng ta cần có sự thay đổi trong tư duy và hành động. Chúng ta cần tìm kiếm những giá trị thực sự của cuộc sống và sống một cuộc sống có ý nghĩa và bền vững hơn. Đồng thời, chúng ta cũng cần giáo dục và khuyến khích người trẻ tiết kiệm và đầu tư cho tương lai của mình.

Viết đoạn văn nói về tác hại của việc ăn chơi đua đòi
Hơn nữa, việc ăn chơi đua đòi còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Khi ta tiêu tiền quá nhiều vào việc tận hưởng cuộc sống, ta có thể dẫn đến sự thèm muốn và phụ thuộc vào những thứ tạm thời, như rượu chè, thuốc lá và các thú vui giải trí đắt đỏ. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể dẫn đến sự phụ thuộc và nghiện nặng.
Tóm lại, việc ăn chơi đua đòi không chỉ ảnh hưởng đến tài chính và sức khỏe cá nhân mà còn gây ra sự khác biệt và ganh đua trong xã hội. Chúng ta nên cân bằng giữa việc tiêu tiền và tiết kiệm, tìm kiếm giá trị thực sự của cuộc sống và sống một cuộc sống có ý nghĩa và bền vững hơn.

Video hướng dẫn nghị luận về thói ăn chơi đua đòi
Nội dung bài viết đã cập nhật dàn ý và tổng hợp những bài văn mẫu về chủ đề “Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi” của giới trẻ hiện nay cho bạn tham khảo. Giúp bạn nhận ra được những tác hại của việc hoang phí, sống một cách vô bổ, không có mục tiêu phấn đấu cho bạn thân.
The article is compiled and aggregated from many sources by An Vượng Villa.
See more articles in the same category here: Văn Học