Phân tích nhân vật Mị trong Đêm Tình Mùa Xuân 2023
You are viewing this post: Phân tích nhân vật Mị trong Đêm Tình Mùa Xuân 2023
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, bảo vệ cuộc sống con người. nhà văn Nam Cao đã từng nói: “ nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, cũng không nên là ánh trăng lừa dối. nghệ thuật chính là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ cuộc sống lầm than”. Chính nhà văn Tô Hoài cũng đã từng khẳng định: “ viết văn là 1 quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. mà đã là sự thật thì không thể tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. với quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh ấy Tô Hoài đã cho ra đời những tác phẩm còn lại mãi với thời gian. Rất tiêu biểu cho những sáng tác của ông là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Song có thể nói toàn bộ những giá trị nội dung và sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm được tập trung lắng kết trong hình tượng nhân vật Mị. Vậy để Phân tích nhân vật Mị trong Đêm Tình Mùa Xuân các bạn cần lưu ý gì và diễn biến tâm trạng của mị trong đêm tình mùa xuân như thế nào hãy cùng tham khảo ngay bên dưới đây với An Vượng Villa .

Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân
Để có thể Phân tích nhân vật Mị trong Đêm Tình Mùa Xuân một cách chi tiết và đi sâu nhất chúng ta cần làm rõ những chi tiết như diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân , khung cảnh mùa xuân ở hồng ngài hiện ra như thế nào ? dưới đây là dàn bài chi tiết :
I. Mở Bài
Tô Hoài là một trong số những nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền VHVNHĐ…ông am hiểu sâu sắc những phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên tổ quốc……. Rất tiêu biểu cho những sáng tác của ông là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Song có thể nói toàn bộ những giá trị nội dung và sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm được tập trung lắng kết trong hình tượng nhân vật Mị.

II. Thân bài
Giới thiệu Khái quát
1.1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được in trong tập “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số . Tô Hoài đã cùng ăn, cùng ở với người dân Tây Bắc để thấu hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo dưới ách áp bức của thực dân phong kiến.
1.2. Khái quát về nhân vật Mị:
Nhân vật Mị là kiểu nhân vật số phận. những tháng ngày ở Hồng Ngài là những tháng ngày khổ đau bất hạnh. Bi kịch nối tiếp những bi kịch.
Phân tích tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân
2.1. Bi kịch 1 :từ cuộc đời tự do Mị đã trở thành kiếp sống nô lệ
Mị vốn là một người gái trẻ trung xinh đẹp tài hoa, có khả năng âm nhạc. Mị có tài thổi sáo : « Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê ,ngày đêm thổi sáo đi theo Mị” . tiếng sáo của Mị có sức lôi cuốn đặc biệt với biết bao nhiêu chàng trai « trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị » . Mị giống như 1 bông hoa ban ngát hương của núi rừng Tây Bắc. Mị đã gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm, biết bao nhiêu khát khao, tình yêu cuộc sống thiết tha qua tiếng sáo rung động làm mê đắm lòng người.
Dù nghèo nhưng Mị cũng đã có 1 thời thanh xuân sôi nổi. mị khao khát yêu đương và cũng đã nhận được tình yêu. trái tim của Mị cũng từng bao lần hồi hộp trước âm thanh hẹn hò của tình yêu. Mị sống trong những tháng ngày tươi đẹp của tuổi thanh xuân, tràn trề cơ hội được hưởng thụ tình yêu hạnh phúc.. Mị khao khát được quyết định số phận của mình. Ý thức về nhân phẩm Mị đã từng khóc để xin cha « đừng bán con cho nhà giàu ». Có lẽ yêu Tây Bắc bao nhiêu thì Tô Hoài gửi gắm tình yêu vào Mị bấy nhiêu, ông đã mang bao yêu thương phủ lên đời Mị với những ánh hào quang rực rỡ nhất của một người con gái.
2.2. Bi kịch 2: Mị muốn chết để giải thoát nhưng Mị không được phép chết
Tô Hoài phải thật sự am hiểu về phong tục tập quán của người dân miền núi mới có thể miêu tả tỉ mỉ tục bắt vợ. Đêm mùa xuân ấy, cũng là đêm cuối cùng Mị còn tự do với tình yêu trong sáng, cháy bỏng của mình. Và cũng là đêm bắt đầu cho những chuỗi ngày tăm tối như địa ngục trần gian của Mị tại nhà thống lí Pá Tra. Tác giả miêu tả rất tự nhiên : vào một đêm khuya Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị vừa hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên để tìm bàn tay quen thuộc của người yêu.
Khi nắm được vào bàn tay có đeo nhẫn ở đúng ngón tay mà người yêu Mị thường đeo thì tiếng gọi của tình yêu để cho Mị nhấc tấm vách gỗ bước ra với người yêu. Một hành động tưởng như viết ra thật đơn giản nhưng sao lại làm ta nhớ đến cái táo bạo trong tình yêu của cô Kiều trong trang thơ của Nguyễn Du xưa kia. Đang trong đêm mà “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang hẹn ước, thề nguyền với chàng Kim. Cái tài của cả Nguyễn Du và Tô Hoài không chỉ là để cho nhân vật của mình thể hiện khao khát tự do yêu đương mà để thấy sức sống mãnh liệt khi họ dám bước qua bao lễ giáo, hủ tục để đến với tình yêu. Phải chăng điều này cũng là một dự báo ban đầu của sức sống tiềm tàng để về sau người đọc không ngỡ ngàng trước những hành động đầy bứt phá của Mị trên con đường tự giải phóng bản thân. Nhưng thật không may, tưởng rằng được đến với tình yêu và hạnh phúc của mình cũng là lúc Mị rơi vào vực thẳm của số phận với bi kịch về làm dâu gạt nợ cho nhà giàu.
III. Kết Bài
Đánh giá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong đoạn trích phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Bài làm phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân
Sự xuất hiện cũng như tác động đồng thời của cả ba tác nhân có thể ví như một làn gió đã thổi tan lớp tro tàn nguội lạnh trong tâm hồn Mị. Để rồi dẫn đến hàng chuỗi các hành động cả vô thức lẫn ý thức nhưng chứa đựng đầy sức sống của nhân vật.
Tô Hoài đã thâm nhập vào mê cung tâm trạng của người phụ nữ này và bằng lòng cảm thông yêu thương sâu sắc, nhà văn đã làm người đọc thực sự xúc động trước những biến đổi về tâm lý của Mị. Con rùa nuôi trong xó cửa ấy đã không còn lùi lũi nữa. Nó đã phá vỡ cái bức tường vô cảm kia để khát khao tìm ra thiên đường mùa xuân của tuổi trẻ, của hạnh phúc. Mị đang sống về ngày trước: “lòng Mị đột nhiên vui sướng “. Còn gì hạnh phúc bằng khi mình tìm lại được chính mình? Mị nhận thức được chính mình, đó chính là ý thức về tuổi trẻ. Mị thấy mình còn trẻ “Mị trẻ lắm. Mị hãy còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Còn trẻ nghĩa là còn sức sống, còn khao khát, còn muốn yêu thương. Đây là sự thay đổi lớn lao trong con người vốn cam chịu nhẫn nhịn như Mị.

Nhưng đớn đau thay, cùng với cảm xúc tìm lại được chính mình là một nỗi tủi thân khi Mị ý thức được tình cảnh cay đắng , nghiệt ngã của mình trong hiện tại. Mị đã có chồng nhưng người chồng ấy không tình yêu, không hạnh phúc. A Sử – kẻ khốn nạn ấy đã giam hãm cuộc đời Mị và dẫu “không có lòng với nhau mà cũng phải ở với nhau”. Cảm xúc ấy như gáo nước lạnh dội vào mặt, làm tan biến đi tất cả niềm vui sướng mà nãy giờ Mị chắt chiu gom góp. Cô Mị cam chịu đã hiểu cô bị tước đoạt nhất quyền sơ đẳng, đó là quyền tự do, quyền lựa chọn hạnh phúc của mình. Biết bao năm trôi qua Mị phải cắn răng, chịu đựng nhẫn nhục sống với người mình không yêu thương. Còn gì đau khổ bằng lấy một người mà mình không có tình yêu. Còn gì đau khổ bằng phải sống với một kẻ vũ phu chỉ xem mình là món đồ chơi và bị khinh rẻ như súc vật.
Một ý nghĩ bất chợt đến với Mị, Mị lại tưởng đến nắm lá ngón, Mị ước ao có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại nước mắt chỉ ứa ra. Thấm thía nỗi đau vô hạn của cuộc đời mình , Mị Muốn chết để giải thoát nỗi đọa đày, muốn chết để thoát khỏi bi kịch. Muốn chết chính là biểu hiện của sức sống. Khi Mị đã hồi sinh, khó có thể nào chấp nhận được thực tại cay đắng này. Đây phải chăng là tình yêu, lòng nhân đạo của tác giả đối với nhân vật.
Không có lá ngón trong tay, tâm trạng Mị chợt xoay sang hướng khác. Mị không thể ngồi yên được nữa. Mị phải đứng dậy! Mị hành động trong lặng lẽ. Lặng lẽ nhưng mãnh liệt. Mị đã thắp lên ngọn đèn trong căn phòng u ám, đặc cóng muộn phiền. Không phải bỗng dưng mà Tô Hoài chọn hành động thắp đèn làm hành động đầu tiên sau khi người con gái lặng câm ấy thức tỉnh, bởi trong hoàn cảnh này ngọn đèn như xua tan đi tất cả cái bóng tối u ám đang bao quanh cuộc đời Mị. Đã bao mùa xuân trôi qua, biết bao nước mắt đã chảy, Mị đâu có quan tâm đến bóng tối và ánh sáng. Mị đã từng nghĩ : « cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi . Nhưng hôm nay Mị đã thắp sáng cho cuộc đời mình, thắp sáng cho căn phòng toàn bóng tối. Thế mới biết dù trong hoàn cảnh nào con người ta cũng không đầu hàng số phận và Mị chính là một con người như thế. Nhà văn Tô Hoài đã diễn tả rất thành công sự trở về của 1 linh hồn. Mùa xuân đến và Mị đã hồi sinh…
Khát vọng cháy bỏng muốn được đi chơi của Mị được diễn tả bằng một đoạn văn ngắn nhưng giàu sự cảm thông. Câu văn ngắn, nhịp văn mạnh mẽ thể hiện sự trỗi dậy mãnh liệt của nhân vật “Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Mị sắp đi chơi. Mị hành động thản nhiên như 1 người tự do, dù A Sử đang hiện diện trong căn buồng của Mị. Nhưng Mị không sợ, không quan tâm đến sự hiện diện của A Sử. bóng ma thần quyền đã không thể làm gì Mị bởi sức sống trong con người ấy đang trỗi dậy mạnh mẽ. Nhưng đớn đau thay, sự độc ác tàn nhẫn của giai cấp thống trị miền núi đã dập tắt đi cái khát vọng và sự trỗi dậy đó của Mị, mà A Sử chính là kẻ đại diện. thằng A Sử lòng người dạ thú nó đã nhẫn tâm trói Mị bằng một thúng sợi đay, tóc Mị xõa xuống hắn quấn luôn tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. những hành động nhẫn tâm của A Sử dường như muốn đẩy Mị vào bóng tối, dìm chết Mị trong sự bế tắc và tuyệt vọng. Qua đây ta thấy Sự đè nén, áp chế đến tàn nhẫn của bọn thống trị.

Nhưng lúc này đây, Mị đâu còn sống bằng thể xác nữa mà Mị đang thực sự sống với tâm hồn. A Sử trói được thể xác của Mị nhưng không thể nào trói được tâm hồn cô..và thật kì diệu . Mị bị trói mà dường như không biết mình đang bị trói. Thể xác Mị nằm đây, giữa bốn bức tường câm lặng nhưng hồn Mị đang “đi theo những cuộc chơi những đám chơi”, mị còn nhẩm thuộc lòng trong đầu lời bài hát của người thổi sáo mà có lẽ đó cũng là bài hát và khúc nhạc sáo mà Mị thổi năm nào: ” Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ”
Tâm hồn Mị ngập đầy tiếng sáo, ăm ắp những kỷ niệm đẹp tươi. Có lúc tiếng sáo nhập cả vào hồn Mị làm Mị bừng lên như ngọn lửa gặp cơn gió lớn “Mị vùng bước đi”.. Nhưng rồi “tay chân đau không cựa được”, hơi men đã hết lại đưa Mị quay trở về với hiện thực cay đắng “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”- hiện thực khắc nghiệt của thực tại đè nặng làm cho Mị không thể sống với thế giới mộng tưởng của mình được.
Một trong những chi tiết đắt giá được nhà văn Tô Hoài ghi lại trong tác phẩm của mình đó là khoảnh khắc ” Mị nghĩ tới người đàn bà ngày trước bị trói cho đến chết ở ngôi nhà này. Nhớ thế Mị sợ quá ” . Lúc này Mị đã biết sợ , biết hãi hùng trước cái chết, nghĩa là Mị còn yêu sống, ham sự sống và vẫn khát khao hạnh phúc.. Và Mị đã sợ, sợ chết “Mị cựa quậy xem thử mình còn sống hay đã chết”.. Vậy là sức sống trong con người khốn khổ ấy đã không lụi tàn mà ngược lại vẫn mãnh liệt như những đợt sóng ngầm gầm gào trong lòng đại dương tưởng như không gì có thể dập tắt nổi. Nói như nhà văn Lỗ Tấn “Một tia lửa hôm nay báo hiệu một đám cháy ngày mai”. Chắc chắn đợt sóng ngầm ấy sẽ hứa hẹn trở thành bão táp của ngày mai. Đó là đêm cởi trói cho A Phủ một năm sau đó. Ta yêu nhân vật của nhà văn Tô Hoài bởi dù sống dưới ách áp bức, bạo tàn song vẫn ẩn chứa 1 sức sống mãnh liệt.
=> Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị đã có cơ hội đánh thức sau bao ngày bị vùi chôn trong đọa đày. Nó đủ kéo Mị ra khỏi vỏ bọc của một con rùa rụt cổ, của một cái bóng vô hồn, của một vật vô tri vô giác trong nhà Pá Tra. Thậm chí là đủ để cho nhân vật có thể phản kháng với thực tại, cho dù sự phản kháng ấy còn yếu ớt. Nhưng nó là tín hiệu dự báo số phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”.
Video chi tiết phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân
The article is compiled and aggregated from many sources by An Vượng Villa.
See more articles in the same category here: Giáo Dục