Nhờ vào sự phát triển của xã hội hiện nay, PR thuộc top ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và đặt nguyện vọng nhiều. Vậy hãy cũng An Vượng Villa tìm hiểu PR là gì? Các loại hình PR hiện nay mà lại hót đến vậy.

PR là gì?
PR là gì? PR là viết tắt của cụm từ Public Relations tạm dịch ra có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là quá trình xây dựng chiến lược phổ biến. Mục đích PR là tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp đến với mọi người, trong nhận thức và suy nghĩ, hướng đến mối quan hệ đôi bên cũng có lợi.
PR là gì trong Marketing
Còn trong ngành Marketing, PR Marketing là quá trình giao tiếp nhằm mục đích xây dựng các mối quan hệ có lợi cho tổ chức. Có thể hiểu rằng, PR là hoạt động quảng bá và xây dựng hình ảnh cho một thương hiệu hay một doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nào đó. Có rất nhiều hình thức PR khác nhau như: Họp báo, tổ chức sự kiện, tham dự các chương trình hay các hội thảo nghiên cứu.

Vai trò của PR
- Xây dựng hình ảnh các tổ chức, doanh nghiệp: PR được thực hiện đúng cách và thành công, thì lúc này hình ảnh thương hiệu sẽ được tạo dựng ngay trong tâm trí công chúng. Từ điều này, giúp định hình, phát triển các khía cạnh khác của doanh nghiệp một cách toàn diện hơn.
- Tiếp cận và thu hút các thị trường mục tiêu: Bằng các phương tiện truyền thông hiện nay. Sử dụng một cách linh hoạt sẽ đạt được kết quả cao.
- Gia tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp: Khi PR cho thương hiệu, chúng ta có thể nhấn mạnh các đặc điểm nỗi bật của sản phẩm hay các dịch vụ doanh nghiệp cung cấp nhằm mục đích tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
- Tạo khách hàng tiềm năng: Việc PR trên các phương tiện truyền thông sẽ tiếp cận được số lượng lớn khách hàng và từ lượng khách hàng này, sẽ cho bạn ra những khách hàng tiềm năng.

Các loại hình PR hiện nay
Các loại hình PR hiện nay gồm:
- Kế hoạch truyền thông: Tuyên truyền các thông tin để giúp tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn thay vì tuyên truyền các thông tin, lợi ích riêng biệt.
- Quan hệ cộng đồng: Là việc xây dựng doanh tiếng của một tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân trong cộng đồng.
- Quan hệ truyền thông: Là xây xây dựng mối quan hệ giữa công chúng và nhà tổ chức.
- Quan hệ nội bộ: Đây là loại hình quang trọng nhất trong các chiến lược PR, điều này giúp cho nhân viên công ty hài lòng, gắn bó lâu dài và công hiến hết mình cho công ty.
- Truyền thông công cụ: Hay còn gọi là vận động hành lang, xây dựng các mối quan hệ với hiệp hội thương mại, chính phủ,… nhằm mục đích cụ thể như thay đổi một số điều khoản trong chính sách của doanh nghiệp.
- Truyền thông khủng hoảng: Là các hình thức truyền thông để giải quyết các rắc rối của công ty mang tính chất tiêu cực. Điều này là điều không doanh nghiệp nào mong muốn như thu hồi sản phẩm lỗi, sản phẩm kém chất lượng, hay các bê bối liên quan đến hội đồng quản trị, các vụ việc của nhân viên ảnh hưởng đến công ty.
- Truyền thông trực tuyến: Đây là hình thức truyền thông được sử dụng rộng rãi, dùng để bảo vệ, quảng bá danh tiếng của tổ chức với hiệu suất lan truyền nhanh chóng.

Ưu nhược điểm của PR
Về ưu điểm
- Độ tin cậy: Thông tin từ một người thứ 3 sẽ khiến người dùng tin tưởng hơn là quảng cáo trực tiếp từ doanh nghiệp.
- Phạm vi tiếp cận: Việc PR hiệu quả sẽ thu hút được nhiều người, nội dung tiếp cận được nhiều người dùng có nhu cầu, nhanh và chính xác hơn.
- Chi phí thấp: PR tiếp cận được số lượng lớn về người dùng nhưng lại ít tốn chi phí.
Nhược điểm:
- Không có quyền điều khiển trực tiếp: Đây là nhược điểm lớn nhất của PR – Quan hệ công chúng, chúng ta không thể trực tiếp kiểm soát và điều khiển nội dung như các công cụ quảng cáo khác.
- Rất khó để đo lường hiệu quả, mức độ thành công: PR bạn có thể đo lường được, nhưng không rõ ràng và chính xác nhất.
- Không đưa ra được kết quả đảm bảo: Nội dung thông cáo báo chí sẽ không đảm bảo cho bạn một kết quả chính xác ban đầu. Nếu có nhu cầu, bạn nên tìm các phương tiện truyền thông đảm bảo, nội dung xuất bản uy tín.

Hướng dẫn các bước xây dựng PR
Xác định mục tiêu
Cho dù bạn lên kế hoạch cho bất kì ngành nghề nào thì công việc đầu tiên là xác định được mục tiêu bạn muốn hướng đến là gì? Điều này giúp bạn đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian ngay từ đầu.
Xác định đối tượng mục tiêu
Để thực hiện được bước này, bạn cần trả lời các câu hỏi.
- Chiến dịch PR này thực hiện nhằm vào đối tượng nào?
- Những nhân sự cần được hỗ trợ và bổ sung khi thực hiện chiến dịch là ai?
- Các bên liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch PR của doanh nghiệp.
- Nhân sự nào tham gia vào hoạt động PR.
Tạo chiến lược cho mỗi mục tiêu
Bạn cần vạch ra chiến lược củ thể và chi tiết cho từng mục tiêu bạn hướng đến. Chiến lược ở đây gồm có phương thức, cách thức được đề ra nhằm thực hiện hoạt động truyền tải doanh nghiệp.

Tạo chiến thuật mục tiêu
Mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức sẽ có những chiến thuật cụ thể cho mục tiêu trong một thời gian nhất định và ngắn nhất có thể. Điều này dựa vào ngân sách và nguồn lực có sẵn để tạo chiến thuật.
Thiết lập tài chính
Tài Chính – Ngân sách đóng vai trò quan trọng, nó quyết định và tính chất quy mô khi triển khai các hình thức PR. Bạn cần có ngân sách dự trừ cho một số hoạt động như chi phí thuê mặt bằng, địa điểm, in ấn hình ảnh, poster,… Một số chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động PR.
Kế hoạch triển khai
Dựa trên chiến thuật và mục tiêu của bản kế hoạch bạn bắt đầu hành động và thực hiện.
Đánh giá
Sau khi chiến dịch PR kết thúc, bạn cần đo lường kết quả đạt được bao nhiêu % so với mục tiêu đã đặt ra. Ngoài ra, bạn ghi nhận và phản hồi các đóng góp, ý kiến từ phía khách hàng.
Nội dung bài viết trên đã cập nhật các thông tin về chủ đề PR là gì? Điều này giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng trong PR.
Xem thêm các bài viết về chủ đề khác:
- Darling là gì? 3 cách thay thế Darling trong tình yêu
- Gei là gì? LGBT, Gay, Les ảnh hưởng gì đến Gei?